- Trường Đại học Quang Trung thông báo tuyển sinh Đại học Luật Kinh tế. Và bài viết này cũng sẽ cung cấp cho các bạn đọc về một số thông tin của ngành Luật kinh tế, giúp ích cho việc tổng hợp thông tin cần thiết cho những bạn có mong muốn theo đuổi lĩnh vực này.
Ngành Luật kinh tế là gì?
Ngành Luật Kinh tế là ngành đào tạo cung cấp kiến thức về luật học kết hợp với kinh tế học bao gồm các quy định về hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, tài chính, thuế, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh và phá sản.
Được nhà nước ban hành và chấp thuận, luật kinh tế với mục tiêu điều chỉnh và kiểm soát các hoạt động kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, đảm bảo sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh.
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định và minh bạch, luật kinh tế còn góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển thịnh vượng và phồn vinh.

Lý do nên học Đại học Luật Kinh tế
Không sợ thất nghiệp
Nền kinh tế đất nước đang vươn mình phát triển mạnh mẽ, doanh nghiệp mọc lên, nhiều doanh nghiệp thay đổi quy mô từ nhỏ sang lớn cũng nở rộ hàng loạt. Đương nhiên cần phải nắm rõ luật để mỗi doanh nghiệp có thể xây dựng và đi vào hoạt động một cách hợp pháp. Chính vì vậy mà sinh viên học Đại học Luật kinh tế không phải quá lo lắng vì sợ “không có đất dụng võ”. Đây là một thị trường tiềm năng và đầu tư vào ngành luật kinh tế là một khoản đầu tư thông minh.
Cơ hội việc làm màu mỡ
- Luật sư kinh tế: là làm đại diện cho khách hàng trong việc thực hiện các hợp đồng kinh tế, giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến doanh nghiệp.
- Chuyên viên pháp lý tại doanh nghiệp: Có nhiệm vụ giám sát và đảm bảo việc thực hiện các quy định pháp luật, giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Công chức, viên chức tại các cơ quan nhà nước: Ở vị trí này bạn phải thực hiện công tác quản lý, giám sát và thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh tế.
- Quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp: Bạn sẽ đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao trong các doanh nghiệp, do có kiến thức và kinh nghiệm về pháp lý nên bạn có thể giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu kinh doanh.
- Giảng viên, nhà nghiên cứu tại các trường đại học, viện nghiên cứu: Nếu bạn có chí hướng trong việc “trồng người”, bạn cũng có thể thực hiện công tác giảng dạy, hoặc nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo mới trong lĩnh vực luật kinh tế để đào tạo ra những nhân tài trẻ giúp ích cho đất nước.
Mức thu nhập cao
Dưới đây là bảng tham khảo mức lương mà sinh viên ra trường Đại học Luật kinh tế và đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành:
Sinh viên mới ra trường | Có nhiều năm kinh nghiệm | |
Nhân viên pháp chế | 4 triệu – 7 triệu VNĐ | 25 triệu VNĐ |
Chuyên viên pháp lý | 5 triệu – 11 triệu VNĐ | 17 triệu – 40 triệu VNĐ |
Trưởng phòng pháp chế | 25 triệu – 40 triệu VNĐ | |
Luật sư | 7 triệu – 10 triệu VNĐ | 25 triệu – 50 triệu VNĐ |
Giảng viên ngành Luật kinh tế | 15 triệu VNĐ | 20 – 30 triệu VNĐ |
Chuyên viên tư vấn thuế | 8 triệu VNĐ | 20 triệu VNĐ |
Chuyên viên tư vấn đầu tư | 15 triệu VNĐ | >20 triệu VNĐ |
Giám đốc pháp lý | 40 – 50 triệu VNĐ |
Có thể thấy mức thu nhập của người làm lâu năm trong lĩnh vực Luật kinh tế là một con số khá cao so với thu nhập bình quân của người Việt Nam. Những bạn sinh viên vừa mới ra trường đừng quá lo ngại về mức lương này vì nó sẽ tăng lên theo từng năm kinh nghiệm của bạn.
Đương nhiên nếu bạn có năng lực xuất sắc thì đây cũng là yếu tố để mức thu nhập của bạn tăng vọt mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian. Tuy nhiên quá trình thời gian dài để học hỏi và cập nhật những kiến thức mới là cần thiết để bạn có thể trở thành một luật sư thành công.

Học Đại học Luật Kinh tế cần những tố chất gì?
Bất kì ngành học nào cũng cần phải có sự đam mê, yêu thích và hứng thú học tập, luật kinh tế cũng không ngoại lệ. Ngoài yếu tố vừa nói trên thì bạn cũng cần phải xem xét bản thân mình có thật sự phù hợp với ngành Luật kinh tế này hay không, thông qua những yếu tố được liệt kê dưới đây để đảm bảo bạn không phải hối hận khi đã lựa chọn con đường này.
- Tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề: Luật kinh tế đòi hỏi khả năng phân tích và tư duy nhạy bén để hiểu vấn đề và áp dụng các quy định pháp luật để vấn đề trở nên hợp pháp.
- Tính cẩn thận và tỉ mỉ: Để trở thành chuyên gia của ngành luật kinh tế, bạn cần phải có tính cẩn thận và tỉ mỉ trong việc áp dụng và thực hiện các quy định pháp luật chuẩn nhất. Vì chỉ cần “lệch” thì bạn hoặc khách hàng của bạn sẽ phải đối mặt với các án phạt nhẹ, nặng hoặc có thể là rất nặng tùy theo mức độ sai phạm.
- Tính trung thực, công bằng và đạo đức nghề nghiệp: Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của các bên tham gia bao gồm cả doanh nghiệp và cá nhân, tính công bằng và trung thực là rất cần thiết ở người làm lĩnh vực luật kinh tế.
- Khả năng làm việc độc lập và teamwork: Sự kết hợp giữa làm việc độc lập và teamwork giúp tăng cường hiệu suất công việc bằng cách phân chia trách nhiệm rõ ràng. Điều đó giúp tăng khả năng giải quyết vấn đề phức tạp, đưa đến kết quả hợp lý nhất cho các bên tham gia.
- Khả năng giao tiếp, đàm phán: Sinh viên cần có khả năng giao tiếp tốt và cao hơn đó là kỹ năng đàm phán, thuyết phục. Điều này giúp ích cho việc truyền đạt thông tin và đưa ra lời nói thuyết phục hiệu quả cho công việc.
- Chịu được áp lực: Luật kinh tế là ngành có kiến thức rộng lớn, việc đối mặt với một khối lượng kiến thức khổng lồ khi còn là sinh viên đòi hỏi bạn phải chịu được áp lực tốt. Chưa dừng lại ở đó, khi gia nhập vào thị trường lao động ngành luật kinh tế, có hàng trăm vấn đề phức tạp cần giải quyết, đó là lúc mà khả năng chịu áp lực mà bạn tôi luyện ở trường được phát huy tác dụng.

Những trường nào đào tạo Đại học Luật Kinh tế
Dưới đây là một số trường đào tạo Đại học Luật Kinh tế uy tín bạn có thể tham khảo để đặt nền móng vững chắc cho tương lai:
- Đại học Luật Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đại học Ngoại thương.
Ngoài ra Trường Đại học Quang Trung cũng là một trường đào tạo Đại học Luật kinh tế đáng để bạn cân nhắc và gửi gắm tương lai. Với tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao, lên đến 98%, cùng với chương trình đào tạo và môi trường học chất lượng, chúng tôi tự tin rằng tất cả các sinh viên học tại trường sẽ tìm được một công việc phù hợp và đạt được vinh quang trong công việc đã chọn.
Thông tin tuyển sinh Đại học Luật kinh tế tại Đại học Quang Trung
Đối tượng tuyển sinh Đại học Luật kinh tế
- Đã có bằng THPT
- Đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng
- Người đang đi làm muốn học để nâng cao văn bằng với hình thức vừa học vừa làm
- Người muốn học để chuyển ngành
Hình thức xét tuyển Đại học Luật kinh tế
- Xét tuyển học bạ
- Xét tuyển theo bảng điểm và bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học
Hồ sơ xét tuyển Đại học Luật kinh tế
STT | Nội dung | Số lượng |
1 | Đơn xin dự tuyển (theo mẫu chung của Trường) | 1 bản |
2 | Sơ yếu lý lịch (theo mẫu chung của Trường) | 1 bản |
3 | Bản sao (công chứng) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương/Trung cấp/Cao đẳng/Đại học | 1 bản |
4 | Bản sao (công chứng) Học bạ THPT/ Bảng điểm Trung cấp/ Cao đẳng/Đại học | 1 bản |
5 | Bản sao (công chứng) CCCD và giấy khai sinh | 1 bản |
6 | Ảnh cỡ 3×4, ghi rõ họ và tên, ngày và nơi sinh (Tỉnh, TP) phía sau ảnh | 4 ảnh |
7 | Bản sao các giấy tờ ưu tiên (nếu có) | 1 bản |
Cách thức nộp hồ sơ Đại học Luật kinh tế
- Đến trực tiếp tại cơ sở của Trường để nộp hồ sơ: Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Bình Phước
- Nộp hồ sơ online qua holine 0838.068.068 hoặc 0786.30.7777