Nếu bạn là người hứng thú với những con số và tự tin vào khả năng tính toán của mình thì ngành Kế toán là một lựa chọn phù hợp để bạn có thể vừa kiếm được tiền mà vừa làm được công việc sở trường.
Vậy có phải học Đại học Kế toán chỉ có thể làm kế toán viên hay không?
Câu trả lời là chưa hẳn. Nhờ vào lượng kiến thức đã được đào tạo khi học tại trường và sự hiểu biết về các dòng tiền, bạn có thể lựa chọn nhiều hướng đi khác liên quan đến lĩnh vực kế toán.
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về Đại học Kế toán, giúp bạn chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất.
Ngành Kế toán là gì? Có những chuyên ngành nào?
Định nghĩa một cách đơn giản thì ngành Kế toán là ngành học đào tạo ra các cá nhân có khả năng thu nhập, phân tích, ghi chép, và trình bày thông tin về tình hình tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, hoặc cá nhân. Điều này giúp cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và các bên liên quan nắm bắt được thông tin tài chính và đưa ra những quyết định thông minh.

Ngành Kế toán còn có nhiều chuyên ngành khác nhau, bao gồm:
- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp: Đây là chuyên ngành được đa số các bạn sinh viên ra trường lựa chọn. Kế toán doanh nghiệp là chuyên ngành đào tạo tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính cho doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác thông qua việc lập báo cáo tài chính, phân tích tài chính, ghi chép, quản lý,…
- Sinh viên khi theo học chuyên ngành này sẽ được đào tạo về kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán thuế, kiểm toán,.., nhấn mạnh vào môi trường doanh nghiệp, giúp sinh viên có được kiến thức và cái nhìn thực tế để có thể làm việc trong bất kì doanh nghiệp nào sau khi ra trường.
- Chuyên ngành kế toán công: Chuyên ngành này tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính cho các tổ chức công, bao gồm cả chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận. Sinh viên trong chuyên ngành này sẽ được cung cấp những kiến thức về kế toán ngân sách, kế toán thuế, quản lý tài chính và kiểm toán nội bộ trong môi trường tổ chức công.
- Chuyên ngành kiểm toán: Chuyên ngành kiểm toán tập trung vào việc kiểm tra và xác định tính minh bạch, chính xác của các báo cáo tài chính. Chương trình này giúp cho sinh viên phát triển khả năng phân tích, đánh giá và thành thạo quy trình kiểm toán để xác định mức tin cậy vào đạo đức nghề nghiệp.
- Chuyên ngành kế toán nhà nước: Đúng như tên gọi thì chuyên ngành kế toán nhà nước tập trung vào việc cung cấp thông tin tài chính cho các cơ quan nhà nước. Chương trình nhấn mạnh vào việc cung cấp kiến thức để sinh viên có thể làm các nhiệm vụ thực tế như: kế toán ngân sách nhà nước, kiểm toán nhà nước và quản lý tài sản công.
Có nên học Đại học Kế toán không?
Câu trả lời là nên học Đại học Kế toán bởi những lợi ích sau:
Cơ hội nghề nghiệp rộng lớn
Các ngành liên quan đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị kinh doanh,… đều có một điểm chung đó chính là kế toán. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế và phức tạp hóa của các quy định tài chính cũng là những điều kiến cho sinh viên học Đại học kế toán không phải sợ “không có đất dụng võ”. Những vị trí mà sinh viên Đại học kế toán có thể đảm nhận như: kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán nội bộ, kế toán thuế, kế toán bán hàng,…
Mức thu nhập cao
Kế toán viên mới ra trường thì mức lương sẽ giao động từ 5 – 8 triệu đồng. Điều này cũng dễ hiểu bởi những sinh viên mới ra trường thường không có kinh nghiệm và chưa thạo việc, bắt buộc doanh nghiệp phải đào tạo và bồi dưỡng thêm để trở thành kế toán viên thực sự đem lại giá trị cho doanh nghiệp.
Còn đối với những kế toán có kinh nghiệm từ 3 năm trở lên, thu nhập tối thiểu là 15 triệu đồng/ tháng và cao nhất có thể đạt tới 50 triệu/ tháng. Đặc biệt, nếu là kế toán trưởng kiêm thành viên ban quản trị tài chính của các tập đoàn doanh nghiệp lớn, mức thu nhập có thể lên đến 9 con số.
Công việc phát triển ổn định
Bất kì một doanh nghiệp nào cũng cần đến vị trí kế toán nên khả năng bị sa thải là rất thấp, tuy nhiên bạn phải đáp ứng được yêu cầu năng lực làm việc tốt và khả năng đem đến giá trị cho doanh nghiệp. Như đã nói ở mục trên thì kế toán sẽ được tăng lương khi bạn có nhiều năm kinh nghiệm, vì vậy đây sẽ là một công việc ổn định và có thể duy trì đến khi nghỉ hưu.

Mặc khác, nếu bạn có nỗi sợ những con số và không chịu được áp lực lớn thì có lẽ nên cân nhắc về lựa chọn này. Bởi chức vụ càng cao thì cũng đồng nghĩa với trách nhiệm càng lớn, làm việc với đồng tiền chưa bao giờ là dễ dàng. Đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp, vững tâm và trung thực trong từng con số. Chỉ cần sơ xuất trong 1 con số cũng sẽ khiến bạn trả cái giá đắt trước pháp luật.
Học Đại học Kế toán ra trường làm gì?
Như đã nói ở phần mở đầu, Đại học Kế toán chưa hẳn chỉ ra làm kế toán mà còn có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực khác.
- Kế toán viên: Có nhiệm vụ ghi chép, phân tích và báo cáo tài chính cho doanh nghiệp hoặc tổ chức. Đây là vị phí phổ biến nhất mà đa số các sinh viên chọn khi học kế toán.
- Kiểm toán viên: Thực hiện nhiệm vụ tham gia, kiểm tra và xác minh tính chính xác của báo cáo tài chính nội bộ hoặc bên ngoài.
- Chuyên viên tài chính: Vị trí này cũng có các công việc liên quan như tư vấn tài chính, quản lý tài chính, phân tích tài chính và cao hơn là giám đốc tài chính tương ứng với các nhiệm vụ phân tích, quản lý, đánh giá rủi ro và đưa ra các quyết định về tài chính.
- Giáo viên hoặc giảng viên chuyên ngành kế toán: Nếu bạn có đam mê với nghề cao quý này thì cũng có thể chọn cách giảng dạy và truyền cảm hứng cho các thế hệ trẻ trong lĩnh vực kế toán.
- Tự mở doanh nghiệp kinh doanh: Không phải ai học kế toán cũng có thể tự kinh doanh được, cần rất nhiều yếu tố khác như quản trị, kinh tế,… Tuy nhiên hiểu biết về lĩnh vực kế toán khi muốn kinh doanh chắc chắn là không thừa thãi.

Thông tin tuyển sinh Đại học Kế toán tại Đại học Quang Trung
Đối tượng tuyển sinh Đại học Kế toán
- Đã có bằng THPT
- Đã có bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng
- Người đang đi làm muốn học để nâng cao văn bằng với hình thức vừa học vừa làm
- Người muốn học để chuyển ngành
Hình thức xét tuyển Đại học Kế toán
- Xét tuyển học bạ
- Xét tuyển theo bảng điểm và bằng tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng hoặc Đại học
Hồ sơ xét tuyển Đại học Kế toán
STT | Nội dung | Số lượng |
1 | Đơn xin dự tuyển (theo mẫu chung của Trường) | 1 bản |
2 | Sơ yếu lý lịch (theo mẫu chung của Trường) | 1 bản |
3 | Bản sao (công chứng) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương/Trung cấp/Cao đẳng/Đại học | 1 bản |
4 | Bản sao (công chứng) Học bạ THPT/ Bảng điểm Trung cấp/ Cao đẳng/Đại học | 1 bản |
5 | Bản sao (công chứng) CCCD và giấy khai sinh | 1 bản |
6 | Ảnh cỡ 3×4, ghi rõ họ và tên, ngày và nơi sinh (Tỉnh, TP) phía sau ảnh | 4 ảnh |
7 | Bản sao các giấy tờ ưu tiên (nếu có) | 1 bản |
Cách thức nộp hồ sơ Đại học Kế toán
- Đến trực tiếp tại cơ sở của Trường để nộp hồ sơ: Bình Định, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ngãi, Bình Phước
- Nộp hồ sơ online qua holine 0838.068.068 hoặc 0786.30.7777